Lịch sử phát triển Thành_phố_(Việt_Nam)

Thành phố thời thuộc Pháp

Thời thuộc Pháp, có 3 loại thành phố:

1/ Thành phố cấp 1 (municipalité de première classe) hay thành phố lớn (grande municipalité), thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, gồm 3 thành phố:

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng Sắc lệnh ngày 19/7/1888 là Sắc lệnh thành lập các Hội đồng thành phố Hà Nội và Hải Phòng, chứ không phải là thành lập các thành phố ấy)[5].

2/ Thành phố cấp 2 (municipalité de deuxième classe) ngang cấp tỉnh, thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (thời kỳ đầu thì của Thống đốc Nam Kỳ), gồm 3 thành phố:

3/ Thành phố cấp 3 (commune), thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh, do viên công sứ đầu tỉnh kiêm nhiệm chức đốc lý (tức thị trưởng), gồm:

Sau Cách mạng Tháng 8

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 quy định có các thành phố sau đây: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt. Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác thuộc quyền cấp kỳ (bộ).

Ngày 24/1/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời lại quy định tạm coi các thành phố Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng như thị xã, tức là tỉnh sẽ thay kỳ trong việc quản lý.

Giai đoạn 1954 - 1975

Sau Hiệp định Genève, 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền. Mỗi miền lại có quy chế đô thị riêng.

Miền Bắc

Từ 1945-1957, miền Bắc có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

Ngày 3/9/1957, thành phố Nam Định sáp nhập vào tỉnh Nam Định và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh này. Trước đó, tỉnh lỵ tỉnh Nam Định đặt ở Hành Thiện, Xuân Trường. (Trước đó một thời gian, Nam Định còn là 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh; gồm tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định trực thuộc trung ương).

Tính đến trước năm 1975, miền Bắc có 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng cùng 3 thành phố trực thuộc tỉnh là Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định.

Miền Nam

Tại Miền Nam đến trước 1975 chính quyền Việt Nam Cộng hòa không xây dựng quy chế thành phố mà thành lập 2 cấp tương đương là Đô thành Sài Gòn và 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần ThơRạch Giá[14].

Về phân cấp hành chính các thị xã tự trị được tổ chức không giống nhau tùy theo ý nghĩa về quân sự và văn hóa.

Về phân chia hành chính trong các thị xã: Các thị xã được chia thành các quận, có thị xã được chia thành vài quận trong một đơn vị hành chính độc lập trực thuộc trung ương, cũng có thị xã bao gồm vài quận trực thuộc một tỉnh nhưng các quận này ngoài trực thuộc tỉnh đó còn trực thuộc Thị xã tự trị quản lý nó. Cũng có thị xã không chia quận (Chỉ có 1 quận là chính thị xã đó). Các quận lại được chia thành các phường như ngày nay.

Danh sách các thị xã tự trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

STTTên đô thành/thị xãChức năng hành chínhSố quận trực thuộcDân số (người) (năm 1970)
Đô thành Sài Gòn Thủ đô11 quận: quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 1.825.297
1 Cam Ranh[15] Trung tâm Đặc khu Cam Ranh 2 quận: quận Bắc và Nam 118.111
2 Cần Thơ Tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh 2 quận: quận Nhứt và Nhì 182.424
3 Đà Nẵng[16] Trung tâm Đặc khu Đà Nẵng 3 quận: quận 1, 2 và 3 472.194
4 Đà Lạt Tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức Duy nhất 1 quận 105.072
5 Huế Tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Ba quận: quận Thành Nội, Hữu Ngạn và Tả Ngạn 209.043
6 Nha Trang Tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa Hai quận: quận 1 và 2 216.227
7 Mỹ Tho Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường Duy nhất 1 quận 119.892
8 Quy Nhơn Tỉnh lỵ tỉnh Bình Định Ba quận: quận Nhơn Bình, Nhơn Định và Nguyễn Huệ 213.727
9 Rạch Giá Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang Duy nhất 1 quận 99.933
10 Vũng Tàu Trung tâm Đặc khu Vũng Tàu Duy nhất 1 quận 108.436

Giai đoạn 1975-1986

Sau khi thống nhất đất nước hệ thống quản lý các thành phố ở miền Bắc được giữ nguyên. tại miền Nam, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn hợp nhất với tỉnh Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc trung ương. Tất cả các thị xã tự trị bị giải thể.

Như vậy đến trước năm 1986, Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và 11 thành phố trực thuộc tỉnh: Đà Nẵng, Đà Lạt, Nam Định, Huế, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Biên HòaNha Trang.

Giai đoạn 1986 đến nay

Sau khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển nhanh chóng. Tốc độ đô thị hóa cũng tăng nhanh, dẫn đến sự ra đời và phát triển của rất nhiều thành phố trực thuộc tỉnh mới. Qua các năm, các thành phố được thành lập mới bao gồm:

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông và thành phố Sơn Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết chuyển Hà Đông thành quận và chuyển Sơn Tây thành thị xã cho đến nay.

Đến ngày 10 tháng 1 năm 2020, Việt Nam có 77 thành phố trực thuộc tỉnh. Cùng với sự gia tăng về số lượng thành phố trực thuộc tỉnh; một số thành phố trực thuộc tỉnh khác phát triển nhanh chóng, trở thành các trung tâm kinh tế lớn và được nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng (1997) và Cần Thơ (2004). Như vậy, hiện nay Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và 77 thành phố trực thuộc tỉnh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thành_phố_(Việt_Nam) http://74.125.153.132/search?q=cache:a_Vftqk5on4J:... http://vobivietnam.com/index.php?option=com_conten... http://www.baodanang.vn/vn/print/19262/index.html http://baoquangbinh.vn/dat-va-nguoi-quang-binh/201... http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201111/Thien... http://daithainguyen.vn/gioi-thieu-chi-tiet/Gioi-t... http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=co... http://www.constructiondpt.hochiminhcity.gov.vn/?I... http://thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/lshc/... http://thanhhoacity.gov.vn/